Bình Dương phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh

Nhiều kế hoạch lớn để phát triển giao thông

Ngày 3/3, Sở Giao thông vận tải GTVT) tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị vừa có dự thảo về phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hoá, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, xác định phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đối ngoại để kết nối đồng bộ, thông suốt với vùng, khu vực là đòn bẩy thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững nên năm 2022, tỉnh Bình Dương ưu tiên mọi nguồn lực để khởi công và hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm.

Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Dương sẽ tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là các tuyến đường kết nối vùng, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị.

img9383 16389729013481147233766 16462715924561962875621

Bình Dương sẽ tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hoá, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ảnh: V.D

Giai đoạn 2025-2030, hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch của Bình Dương, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch.

Sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Bình Dương tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương; nâng cao năng lực lập, triển khai và quản lý quy hoạch, đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó, tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh.

z30258395422458623d669c1fdc5459980406aedf43ce8 16396163312631280684849 1646271693933814483833

Nhiều công trình giao thông trọng điểm trên tuyến đường huyết mạch ĐT743 nối Bình Dương với TP.HCM đã được khởi công, xây dựng. Ảnh: V.D

Cụ thể, đường bộ hoàn thành các dự án giao thông trục Bắc – Nam, Đông – Tây mang tính liên kết vùng theo quy hoạch của Trung ương đã được triển khai ở giai đoạn trước, tiếp tục đầu tư phát triển đường trên cao, nút giao khác mức liên thông trên các giao thông huyết mạch.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistic, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa; xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương, chuyển đổi số trong quản lý giao thông vận tải.

Đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đảm bảo quy mô theo quy hoạch.

Phấn đấu xây dựng và đưa vào vận hành dự án kéo dài tuyến Đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên (TP.HCM) đến phường Bình Thắng (TP.Dĩ An), tạo tiền đề xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị của tỉnh theo quy hoạch, da dạng hóa phương thức vận tải hành khách công cộng; kêu gọi nhà đầu tư và xây dựng hoàn thành tuyến đường sắt công nghiệp từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép – Thị Vải.

anh dep binh duong 1 1632365537425757693936

Sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Bình Dương tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương. Ảnh: X.T

Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo đúng quy hoạch

Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho rằng, do quan tâm đặc biệt đến hạ tầng giao thông nên Bình Dương luôn cần nguồn vốn rất lớn để thực hiện. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng luôn được địa phương xem là nhiệm vụ trọng tâm và việc huy động này đã và đang đạt được những kết quả khả quan.

Trong đó đáng kể nhất là các dự án Mỹ Phước – Tân Vạn, dự án mở rộng ĐT 746 (đoạn từ cầu Tân Khánh – thị xã Tân Uyên đến đường Vành đai 4), dự án ĐT 747B (đoạn từ miếu Ông Cù – TP.Thuận An đến giáp ĐT 747A – thị xã Tân Uyên), dự án ĐT 743 (đoạn từ miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần – TP.Dĩ An)…

Kế thừa những kết quả đạt được trong huy động vốn ngoài ngân sách, Bình Dương sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án hầm chui, cầu vượt trên địa bàn nhằm tạo ra hệ thống giao thông hạ tầng đồng bộ, tạo cảnh quan đô thị thông thoáng và chống ùn tắc tại các điểm nóng.

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đối với các dự án xây cầu vượt, hầm chui hay đường cao tốc chính phủ đã giao địa phương làm nhưng không giao kinh phí, Bình Dương đang tính toán 2 phương án.

Thứ nhất, thực hiện theo phương án đối tác công tư (PPP) nhưng đền bù thì vẫn phải do Nhà nước bỏ tiền ra thực hiện.

Thứ 2, với những dự án có nhà đầu tư đang làm BOT thì vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, sẽ có nhiều vướng mắc về thủ tục, do đó Bình Dương đang xin ý kiến của trung ương, còn hồ sơ và phương án thì địa phương đã thực hiện xong.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao nhấn mạnh, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới để phát triển hạ tầng giao thông tại Bình Dương là vẫn tiếp tục rà soát và nâng cao chất lượng công tác lập, triển khai, quản lý quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo đúng quy hoạch.

Trong đó, công tác quy hoạch phát triển giao thông cần xây dựng dựa trên phối hợp liên ngành, quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là các tuyến giao thông huyết mạch.

Tập trung rà soát và vận dụng các cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực xã hội cùng ngân sách triển khai nhanh các dự án hạ tầng giao thông, tạo bứt phá lớn, toàn diện cho tỉnh; Tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng giao thông đô thị TP. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên,… theo hướng văn minh, thân thiện môi trường, sạch đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đồng thời vận dụng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, quy định của phát luật để đánh giá các dự án BOT trên địa bàn, tiến tới sắp xếp, xóa bỏ các trạm thu phí BOT nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường huyết hạch, kết nối vùng; Tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông.

Theo danviet