1. Thông tin mới về sân bay Lộc An Hồ Tràm
Tên dự án: Sân bay Lộc An Hồ Tràm
Quy mô: Diện tích hơn 244.00 ha;
Vị trí: Địa phận 2 xã là xã Lộc An và xã Láng Dài, thuộc huyện Đất Đỏ
Thiết kế: Đường cất hạ cánh sân bay dài 2400m
Hình thức đầu tư: Đang cập nhật
Vốn đầu tư: Khoảng 4.250 tỷ đồng
Nhà đầu tư: Tập đoàn ACDL
Khởi công: Năm 2020
Quy mô cảng: Cấp 4D
Khánh thành: Dự kiến năm 2030
2. Thiết kế của sân bay Lộc An
Vị trí sân bay Lộc An toạ lạc tại địa phận 2 xã là 47,55ha ha thuộc xã Lộc An và 196,78ha tại xã Láng Dài, thuộc huyện Đất Đỏ. Trong đó tổng diện tích dự kiến xây dựng khoảng 244,33ha.
Theo quy hoạch, vị trí xây dựng sân bay Lộc An rất thuận lợi vì tiếp giáp với khu vực có dân cư đông đúc ở cả phía Đông, Tây và Bắc, ngoài ra phía Nam của sân bay giáp với đường Phước Hội thuộc Hội An.
Theo thiết kế, sân bay có quy mô cảng hàng không cấp 4C, đường cất hạ cánh dài 2400m với bề rộng dài 45m, hệ thống sân đỗ máy bay và đường lăn hoàn chỉnh, dự tính sân bay Lộc An có khả năng đón những chiếc máy bay có công suất lớn như A320, A321, Boeing 737,…
Ngoài ra, sân bay Lộc An còn có những công trình phụ trợ khác. Cụ thể như Đài kiểm soát, nhà ga hành khách và các hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng, kinh phí để xây dựng khoảng 4.250 tỷ đồng.
3. Tiến độ thi công của sân bay Lộc An
Tháng 9/2018, Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) trình bày ý tưởng đầu tư xây dựng sân bay Lộc An để phục vụ các chuyến bay chở khách du lịch đến Hồ Tràm. UBND Tỉnh Bà Rịa cũng đã kiến nghị Thủ tướng về việc xem xét, phê duyệt bổ sung dự án sân bay Hồ Tràm vào quy hoạch. Quá trình chọn vị trí xây dựng sân bay cũng gặp nhiều vướng mắc và khó khăn.
Lúc bấy giờ chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không đồng ý với vị trí xây dựng sân bay cách khu xử lý rác tập trung của huyện Đất Đỏ khoảng 350m. Vì điều này không đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, phải cách 1 km mới đạt chuẩn. Phía Hồ Tràm được yêu cầu chọn vị trí khác.
Cuối cùng hai xã Lộc An, Láng Dài được chọn làm nơi xây dựng sân bay dựa trên sự đồng thuận của các cơ quan hữu quan. Trước đó vị trí này đã được khảo sát thực địa và được bộ Quốc phòng đánh giá khá thi.
Được biết, sân bay Lộc An Hồ Tràm do Tập đoàn ACDL làm chủ đầu tư. Theo các chuyên gia ACDL được đánh giá cao, có nhiều uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Dự án này sẽ được khởi công vào đầu năm 2020 và thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2030.
UBND tỉnh Bà Rịa đang tiến hành di dời các khu vực lân cận để đảm bảo hoạt động thi công diễn ra an toàn và hiệu quả.
4. Lợi ích của sân bay Lộc An
Sau khi sân bay này được hoàn thành dự kiến sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Hồ Tràm. Vì quá trình di chuyển khi có sân bay sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, hiện tại khu du lịch phức hợp Hồ Tràm đang có quy hoạch rất hoàn thiện và hiện đại với dịch vụ như khu giải trí casino, sân golf quốc tế,…
Việc xây dựng thêm sân bay Lộc An Hồ Tràm sẽ giúp cho thành phố Vũng Tàu có hai sân bay. Điều này giúp quảng bá hình ảnh và đưa du lịch Vũng Tàu ra thế giới nhanh hơn. Việc khai thác và mở rộng các tuyến bay trong và ngoài nước cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Khu vực xây dựng sân bay sẽ là điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản và du lịch. Nơi đây sẽ có tiềm năng phát triển hơn rất nhiều. Việc đầu tư nhà ở, và du lịch nghỉ dưỡng tại Lộc An và Láng Dài sẽ được khai thác nhiều.
Quan trọng hơn hết, sau khi xây dựng sân bay, các dịch vụ và dự án sẽ phát triển hơn. Điều này giúp giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người. Hàng nghìn lao động sẽ có công ăn việc làm và kinh tế Vũng Tàu có thêm động lực để phát triển.
Trên đây là một vài thông tin về sân bay Lộc An (Hồ Tràm). Hy vọng dự án này sớm hoàn thành để đem đến một sự phát triển mới hơn cho Hồ Tràm. Và trong tương lai đây sẽ là điểm đến được nhiều người biết đến hơn nữa.