Được lên kế hoạch đầu tư công lớn thứ hai toàn tỉnh, Thuận An khẩn trương triển khai các hạng mục dự án, công trình nằm trong quyết định, như giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13 các đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị, nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong… phục vụ việc đưa một phần Quốc lộ 13 thành đại lộ.

photo1634470128381 16344701287702067565330

Dồn lực giải phóng mặt bằng quốc lộ 13

Trước đó, Sở GTVT Tp.HCM trình HĐND TP xin chủ trương thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13, từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu . Dự án đang được lập kế hoạch đầu tư và sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Thuộc Vùng đổi mới sáng tạo của Bình Dương, Thuận An được định hướng trở thành thành phố thông minh – đô thị loại 1 của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025, bắt đầu từ việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng hiện đại mở đường cho sự phát triển.

Năm nay, kế hoạch đầu tư công của toàn tỉnh Bình Dương là 3.240 tỷ đồng, trong đó Thủ Dầu Một khoảng 572 tỷ đồng, Thuận An 519 tỷ đồng và Dĩ An 428 tỷ đồng. Được lên kế hoạch đầu tư công lớn thứ hai toàn tỉnh, Thuận An khẩn trương triển khai các hạng mục dự án, công trình nằm trong quyết định.

Hiện, tỉnh này đang dồn sức để giải phóng mặt bằng các tuyến đường trọng điểm, sớm đưa định hướng thành TP Thông minh – Đô thị loại 1 đúng kế hoạch. Cụ thể, theo kế hoạch, đầu năm 2021, UBND Bình Dương cải tạo và mở rộng QL13, đoạn qua Thuận An. Công trình kéo dài từ cổng chào Vĩnh Phú đến điểm giao đường Lê Hồng Phong, có quy mô 8 làn xe, lộ giới 64m; dự kiến hoàn thành trước năm 2023.

Tuyến này chia thành 3 giai đoạn: Từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố; từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị Vsip 1, và từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong…, phục vụ việc đưa một phần Quốc lộ 13 thành đại lộ.

Hiện đoạn từ cầu Ông Bố đến Vsip đã chi khoảng 500 tỷ giải phóng mặt bằng; Vsip đến Lê Hồng Phong 1200 tỷ giải phóng mặt bằng. Trong kế hoạch, 2 đoạn này sẽ ưu tiên làm trước.

33 16344686327651112271593

Tỉnh Bình Dương đang dồn lực GPMB các tuyến đường huyết mạch của QL13 với hàng chục ngàn tỉ đồng, tạo động lực cho thị trường, dự án BĐS khu vực phát triển theo

Theo đồ án xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, QL13 được xác định là trục đường xương sống, trung tâm thương mại cấp vùng của cả Bình Dương với hàng loạt trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính, ngân hàng, khách sạn, chung cư cao cấp.

Như vậy, các tuyến đường xương sống đoạn từ cầu Ông Bố đến Lê Hồng Phong thuộc QL13 đang được khẩn trương GPMB, khi hình thành sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của loạt dự án BĐS trên cung đường này. Sắp xếp theo thứ tự hưởng lợi có thể kể đến các dự án như Ecoxuan – nằm ngay mặt tiền QL13, gần như hưởng lợi lớn nhất từ việc mở rộng tuyến đường này. Tiếp đến là các dự án Astral City; Emeral Gofl View; Lavita Thuận An, Opal City View…

Mới đây, theo Quyết định 931/QĐ-UBND v/v điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021. Theo đó, vốn đầu tư cho dự án giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong sẽ được tăng hơn 6 lần, chuyển từ danh mục chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án. Các đoạn QL13 từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị,… cũng được lên kế hoạch đầu tư với nguồn vốn điều chỉnh tăng gấp 4 lần so với vốn ban đầu.

Ngoài QL13, UBND Bình Dương đang tập trung mở rộng, xây dựng đường ĐT 743A (từ km2+500 đến ĐT743B) và đường ĐT743B (từ ngã 3 An Phú đến Khu công nghiệp Sóng Thần) với lộ giới 54m. Đường ĐT 743C (hướng tuyến từ cầu Ông Bố đi ngã 3 Đông Tân) và ĐT746 (từ ngã 3 Bình Quới đến ngã 3 Bình Hòa) sẽ được tăng lộ giới lên 42m. Đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Vành đai 3 mở rộng lộ giới 50m – 70m. Cũng với đó, trước năm 2025, 45km đường sắt, 11km Metro chạy qua Thuận An với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng cũng sẽ được hoàn thành.

Nhà đầu tư vào “đón đầu” hạ tầng

Có thể thấy, nguồn vốn kỷ lục đổ vào hạ tầng trong 2 năm tới đang tạo thành một đòn bẩy khổng lồ khiến thị trường bất động sản Thuận An bùng nổ. Thống kê sơ bộ, trong năm 2020, Thuận An đón nguồn cung gần 15.000 căn hộ đến từ các dự án lớn. Và đây cũng là thị trường đón làn sóng đầu tư BĐS mạnh mẽ thời gian qua đến từ NĐT Tp.HCM khi mà nguồn cung BĐS TP khan hiếm.

Đáng chú ý, các dự án cao cấp nhất của Thuận An ra hàng trong thời gian qua đều tập trung quanh QL13 – Trục đường được quy hoạch thành trung tâm dịch vụ của cả Bình Dương với các chung cư cao cấp, khách sạn, ngân hàng, tòa tháp tài chính…nên được người mua chú ý.

Với việc hạ tầng giao thông đang được triển khai mạnh tay, nhiều nhà đầu tư đang dồn sự chú ý về thị trường BĐS Bình Dương. Động thái “đi trước đón đầu” cũng đã xuất hiện ở thời gian gần đây khi mà các thông tin hạ tầng, giao thông ngày càng rõ nét.

Theo báo cáo thị trường của batdongsan.com, trong số các tỉnh thành phía Nam bất động sản Bình Dương là thị trường được quan tâm nhất. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư BĐS đến Bình Dương gấp đôi Long An, và vượt Đồng Nai (số liệu quý 1/2021). Cũng trong quý này, Bình Dương chỉ đứng sau Tp.HCM về lượng dự án mới được công bố ra thị trường.

Trong tháng 3/2021, thị trường Bình Dương và Vũng Tàu có số lượt tìm kiếm tăng trưởng nổi bật với chỉ số lần lượt là 61% và 65% chỉ trong 3 tháng đầu năm nay 2021.

36 16344698102921679185355

Như vậy để thấy, hưởng lợi nhờ hạ tầng, bất động sản nhà ở tại Thuận An không chỉ thu hút nhiều nhà doanh nghiệp BĐS về làm dự án mà còn thu hút nhiều NĐT cá nhân, khiến thị trường nơi đây trở nên sôi động thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc R&D DKRA Việt Nam, với lợi thế kết nối xuyên suốt từ Quốc lộ 13 về đến TP Thủ Đức và trung tâm Tp.HCM, các dự án tại khu vực này hưởng lợi rất lớn và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Chuyên gia này lý giải, một trong những lý do lớn thúc đẩy nhu cầu sở hữu bất động sản tại Thuận An, Dĩ An nói riêng và Bình Dương nói chung chính là nhu cầu ở thực của những người đang sinh sống và làm việc trong toàn vùng Tp.HCM và các đô thị vệ tinh.

“Những căn hộ giá 35 triệu đồng một m2 từ rất lâu đã gần như không còn trên thị trường Tp.HCM. Điều này kéo theo xu hướng di cư của những người có nhu cầu ở thực, họ tìm đến những nơi có chất lượng sống tương đương, kết nối không quá xa, nhưng giá phải chăng hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.

Hiện Bình Dương có hơn 1,2 triệu chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề đến sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp như VSIP, Tân Uyên, Việt Hương, Becamex… trong đó có 85% là người nhập cư. Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu an cư rất lớn, ước tính cao gấp 8 lần so với người dân địa phương. Trong những năm tới, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Bình Dương càng được đẩy mạnh, nhu cầu nhà ở tại các đô thị đang phát triển như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Bến Cát… ngày càng lớn và đa dạng.

Chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2021, Bình Dương đã thu hút 396 triệu USD vốn FDI, đạt 28% kế hoạch năm, duy trì vị thế tốp đầu các địa phương thu hút vốn nước ngoài mạnh mẽ nhất cả nước. Với vị thế của một “thủ phủ công nghiệp”, cùng với uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, Bình Dương có nhiều cơ hội hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó hình thành cộng đồng chuyên gia và trí thức lớn tại Bình Dương, đòi hỏi một môi trường sống chất lượng, tiện nghi và hướng tới sự phát triển bền vững.

Đó là chưa kể người dân đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM và đặc biệt là Tp.Thủ Đức vừa được thành lập đều có nhu cầu nâng cao chất lượng sống thông qua những dự án căn hộ được đầu tư chất lượng, bài bản, tiện nghi và hài hòa với cảnh quan. Với mặt bằng giá còn tương đối “mềm” so với Tp.HCM và Tp.Thủ Đức, TP Thuận An đang là điểm đến an cư của người dân.

Dù thị trường bất động sản nói chung đã phải trải qua nhiều biến động và bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh từ năm 2020, tuy nhiên phân khúc căn hộ vẫn không hề hạ nhiệt, đặc biệt tại những dự án mới gia nhập thị trường TP Dĩ An và Thuận An. Người mua đa số đang sinh sống và làm việc tại phía Đông Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…Ghi nhận từ các sàn giao dịch tại Bình Dương, những dự án dọc trục Đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13) đang có mãi lực tốt hàng đầu. Riêng những dự án gần giao lộ thuận tiện cho di chuyển như từ đại lộ về Tp.HCM thu hút sự quan tâm của người mua.

Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch Ủy ban Nhân tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương và chủ đầu tư các dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 theo kế hoạch đặt ra. Điều này sẽ thúc đẩy cho sự phát triển về hạ tầng giao thông khu vực, kéo theo sự phát triển bền vững của thị trường BĐS. Vì thế, việc các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cá nhân vào “đón đầu” hạ tầng, với tầm nhìn đầu tư trung – dài hạn với BĐS cũng là điều dễ hiểu.

Theo CafeF

Đánh giá bài viết