Đầu tiên phải kể đến Dự án tăng cường năng lực giao thông công cộng và xây dựng tuyến xe buýt nhanh kết nối TP.HCM – Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng.
Kết nối với TP.HCM
Dự án này kết nối thành phố mới và các đô thị của Bình Dương với Suối Tiên, TP.HCM. Dự án đang được đẩy nhanh thủ tục để có thể đưa vào sử dụng cùng lúc với thời điểm khai thác tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên của TP.HCM.
Khi đó, một người dân sinh sống tại TP.HCM tới Bình Dương (và ngược lại) có thể sẽ chỉ mất khoảng 40-60 phút di chuyển rất thuận tiện.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng đang nghiên cứu triển khai các tuyến đường chuyên dụng gắn với hệ thống logistics và các trung tâm kho vận phức hợp. Qua đó, sẽ giải quyết được bài toán vận chuyển hàng hóa bằng container. Việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu giữa nhà máy tới các cảng sẽ được rút ngắn thời gian, giảm chi phí vận chuyển.
Những dự án giao thông này sẽ góp phần tăng năng suất, tăng tiện ích, đóng góp tích cực vào việc xây dựng thành phố thông minh tại Bình Dương.
“Vùng thông minh”
Một dự án được triển khai đầu năm 2018 là Khu Trung tâm Thương mại Dịch vụ tại Vòng xoay Trung tâm Thành phố mới, kết nối với Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. Đây là dự án phức hợp về văn phòng – trung tâm thương mại, dịch vụ – tiện ích công cộng với quy mô lớn nhất tại thành phố mới.
Đặc biệt, dự án này còn được tích hợp để vừa phát triển đô thị, vừa là một đầu mối giao thông quan trọng trong tương lai. Điểm nhấn là một “Nhà ga trung tâm” sẽ là điểm cuối của tuyến metro nối thành phố mới Bình Dương – TP.HCM, tuyến xe buýt nhanh (BRT), cũng như các tuyến buýt nối các đô thị vệ tinh của Bình Dương với thành phố mới.
Các dự án thành phần được thiết kế hài hòa, kết nối thông minh với nhà ga và các tiện ích trong khu vực vòng xoay để tạo ra sự thuận tiện cho người dân.